Ngày 20
DẠY
“TỰ THÂN NHÌN LẠI” CHO TRẺ EM
Trẻ em cũng đối mặt với căn thẳng trong cuộc sống. Hôm
nay bạn học về việc làm thế nào để tập luyện “Tự thân nhìn lại” cho một em nhỏ,
và xem điều kì diệu sẽ xảy ra.
Bạn
gần như đã kết thúc khóa rèn luyện này và bạn làm rất tuyệt. Tôi hoan nghênh sự
khẳng định và quyết định sáng suốt của bạn! Mỗi ngày bạn rèn luyện “Tự thân
nhìn lại”, bạn đã trao cho bản thân bạn một món quà yêu thương. Và mỗi ngày bạn
tập luyện “Tự thân nhìn lại” , bạn đã để những niềm tin tiêu cực, cũ kĩ bạn
mang giữ quá lâu ra đi. Những niềm tin ấy đến từ đâu? Chúng ta nhận lấy chúng
khi là trẻ con. Chúng ta thẩm thấu mỗi từ chúng ta nói ra. Chúng ta càng nghe
cha mẹ hay người lớn nói những điều tiêu cực về chúng ta, chúng ta càng tin
chúng.
Khi
chúng ta lớn lên, chúng ta thường bảo người khác là tàn nhẫn và chê trách lẫn
nhau. Nhưng tại sao chúng ta làm điều đó? Chúng ta học hành vi đó ở đâu? Nhiều
người trong chúng ta đã được cha mẹ dạy bảo rằng chúng ta ngu ngốc, ngớ ngẩn
hay lười biếng, chúng ta chỉ là những kẻ làm hỏng việc hay không đủ tốt. Có thể
chúng ta sẽ co mình lại khi nghe những tuyên bố này, nhưng chúng ta tin chúng. Ít
người trong chúng ta nhận ra rằng những niềm tin này làm chúng ta đau như thế
nào, hay làm sâu sắc thêm nỗi đau của chúng ta như thế nào và sự xấu hổ sẽ đến.
Hãy
nhìn vào những bài học khác nhau của quá trình này, bài học nào khiến cho bạn
nhận ra những niềm tin của bạn đang đóng băng chính bạn. Khi bạn thực hành “Tự
thân Nhìn lại” và viết nhật ký, bạn có nhận ra nhữn niềm tin thường bắt đầu từ
những nổi đau quá khứ tuổi thơ?
Tôi
đã không được dạy ở trường rằng sự lựa chọn từ ngữ sẽ tạo ra ảnh hưởng đến cuộc
đời tôi. Không ai dạy tôi rằng suy nghĩ của tôi có thể sáng tạo, rằng nó có thể
chém vào cuộc đời tôi hay những lời nói tôi nói ra sẽ quay trở lại những trải
nghiệm cuộc đời tôi. Không ai dạy tôi rằng tôi xứng đáng được yêu thương hay
tôi xứng đáng với những điều tốt lành xảy ra trong đời tôi. Chắc chắn rằng
không ai dạy tôi rằng cuộc đời luôn hỗ trợ tôi.
Chúng
ta có thể thay đổi tất cả những điều đó cho những đứa trẻ của mình ngay bây giờ.
Một trong những điều quan trọng tôi có thể làm cho chúng một niềm tin cơ bản rằng
chúng là đáng yêu. Vai trò làm cha mẹ của chúng ta không phải là trở nên hoàn hảo,
hay cái gì cũng làm được, mà đơn giản chỉ là yêu thương và tử tế.
Trẻ
em ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn chúng ta ở độ tuổi của chúng.
Chúng phải liên tục nhồi nhét những thông tin về tầm quan trọng của thế giới và
liên tục phải có những lựa chọn phức tạp. Làm sao mà trẻ em có thể xử lý được những
thử thách là sự phản chiếu chính xác của
việc làm thế nào chúng thật sự cảm nhận về chúng. Trẻ em càng yêu và tôn trọng
chính mình, càng dễ dàng để chúng có những lựa chọn tốt trong đời.
Rất
quan trọng khi chúng ta thấm nhuần được rằng trẻ em có thể độc lập và mạnh mẽ
cũng như hiểu biết rằng chúng có thể tạo ra những thay đổi cho thế giới hôm
nay. Trên hết, quan trọng là phải dạy chúng yêu bản thân mình và biết rằng dù
thế nào thì chúng luôn đủ tốt đẹp.
Những
người trẻ tìm đến chúng tôi và lắng nghe mọi điều chúng tôi nói. Hãy làm những
ví dụ sáng tỏ cho những tuyên bố và khẳng định tích cực. Khi bạn bắt đầu tin
chúng, thì bọn trẻ cũng vậy.
Nuôi dưỡng trẻ em trong cuộc đời của chúng ta
cũng giống như chúng ta học cách nuôi dưỡng bản thân. Hãy nhớ rằng: Không ai là
đứa trẻ “hoàn hảo” hay cha mẹ “hoàn hảo”. Chúng ta ràng buộc hạn chế đi những sự
lựa chọn vào lúc này hay lúc khác. Đó là phần đơn giản của quá trình học và trưởng
thành. Điều quan trọng là yêu những đứa con của bạn vô điều kiện và, quan trọng
nhất, yêu bản thân bạn vô điều kiện. Sau đó, hãy nhìn những điều kì diệu xảy ra
cho những đứa trẻ như thế nào.
Hãy
khẳng định: Tôi có thể là cái tôi muốn. Tôi
có thể làm điều tôi muốn làm. Cuộc đời luôn hỗ trợ cho tôi.
Bài tập “Tự thân Nhìn lại” ngày 20
1.
Tôi muốn bạn hãy
xem đoạn video về cô bé đáng yêu thực hành những khẳng định của cô ấy. Nó gọi
là “Những khẳng định mỗi ngày của Jessica” và bạn có thể xem nó ở www.youtube.com/watch?v=qR3rK0kZFkg.
2.
Xem video với con
em của bạn hay một đứa trẻ nào đó trong cuộc sống, hay thậm chí xem với đứa trẻ
bên trong bạn.
3.
Đề nghị đứa con của bạn thực hành những khẳng
định hàng ngày giống như Jessica đã làm trong video. Hỏi đứa trẻ cảm thấy vui
vì điều gì thì hãy nói vào gương.
4.
Bạn có thể bắt đầu
bài tập này bằng “Tự thân Nhìn lại” của chính mình và mời đứa con của bạn tham
gia cùng. Nói những khẳng định đơn giản như: Tôi yêu bạn, tôi yêu mọi thứ về bạn. Tôi là tuyệt nhất, tôi xinh đẹp!
Tôi có tóc thật ngầu! Tôi có thể nhảy như một ngôi sao trên TV.
5.
Lên lịch một thời
điểm trong ngày để thực hành “Tự thân Nhìn lại” cùng đứa con của bạn, thậm chí
nếu chỉ với ít phút vào buổi sáng.
Sức mạnh bên trong bạn:
Bài tập viết nhật ký cho ngày thứ 20
1.
Bài tập viết nhật
lý hôm nay bắt đầu bằng việc đọc một câu chuyện trích từ cuốn sách của tôi Cuộc phiêu lưu của Lulu. Bạn có thể tìm
thấy nó khi thăm trang web của tôi www.louisehay.com/learning-mirror-work.
2.
Dùng giấy vẽ, bút
chì màu, chì màu, và keo dán, đề nghị con bạn hãy vẽ một chiếc gương ma thuật,
giống như Lulu trong quyển sách. Khuyến khích con trang trí tấm gương: Dán những
tấm hình đáng yêu xung quanh đó, thêm kim tuyến lấp lánh vào khung, bao quanh
là nhiều màu sắc.
3.
Hãy cùng bé nhìn vào tấm gương ma thuật và nói
những điều tuyệt vời về bản thân.
4.
Viết những tuyên bố
tích cực để bạn và con bạn cùng nói, bạn có thể lập lại chúng khi bạn làm “Tự
thân Nhìn lại” vào buổi sáng cùng con.
Những suy nghĩ từ trái tim cho ngày
thứ 20:
Tôi
kết nối cởi mở với con tôi
Sẽ là cực kì quan trọng để giữ liên kết cởi mở với con trẻ,
đặc biệt trong suốt 10 năm đầu đời. Trẻ em càng được nói thường xuyên Đừng nói như vậy. Đừng làm như vậy. Đừng cảm
thấy như vậy, đừng có như vậy, đừng có tỏ ra như vậy. Khi tất cả những gì
chúng nghe là đừng, đừng, đừng, đừng,… chúng sẽ ngừng liên kết.
Khi trẻ em lớn lên, cha mẹ phàn nàn, “Con tôi không bao giờ
gọi tôi.” Tại sao chúng không gọi? Bởi vì liên kết đã bị cắt. Đó là lý do.
Khi bạn cởi mở với những đứa con mình – Hãy dùng những
tuyên bố tích cực như “Buồn cũng tốt mà” và “Con có thể nói cho cha/mẹ nghe về
điều đó’ – và bạn khuyến khích chúng chia sẻ cảm xúc của chúng, kết nối sẽ được
hồi phục.
Bài thiền ngày thứ 20: Chào mừng đứa
trẻ
Đặt một tay lên tim bạn. Nhấm mắt lại, cho phép bản thân
không chỉ nhìn thấy đứa trẻ mà còn là chính đứa trẻ đó. Nhờ ai đó đọc những đoạn
văn cho bạn. Tưởng tượng bạn đang lắng nghe cha mẹ của bạn nói với bạn:
Chúng ta rất mừng vì con đã đến. Chúng ta đã chờ đợi con.
Chúng ta rất muốn con trở thành một phần của gia đình này. Con rất quan trọng đối
với chúng ta. Gia đình không thể như thế này nếu thiếu con. Chúng ta yêu con.
Chúng ta muốn ôm con. Chúng ta muốn giúp con trưởng thành với tất cả những gì
con có thể. Con không nhất thiết phải giống chúng ta. Con có thể là chính con.
Chúng ta yêu sự độc đáo của con. Con rất xinh đẹp, con rất sáng tạo. Điều đó
làm cho chúng ta rất vui khi có con ở đây. Chúng ta cảm ơn con đã chọn gia đình
này. Chúng ta biết rằng con là phước lành. Con là phước lành đã tới với chúng
ta. Chúng ta yêu con, chúng ta thật sự yêu con.
Hãy để đứa bé khiến cho những câu trên thành sự thật với bạn.
Hãy nhận biết rằng mỗi ngày bạn có thể nhìn vào gương và nói những điều này. Bạn
có thể nói với bản thân tất cả những điều bạn muốn cha mẹ của bạn nói với bạn. Đứa
trẻ nhỏ của bạn cần được cảm thấy nó được mong muốn và yêu thương. Trao nó cho
đứa trẻ ấy.
Dù đứa trẻ bên trong bạn bao nhiêu tuổi, nó bệnh tật hay sợ
hãi như thế nào, nó cần được biết là nó được muốn và được yêu như thế nào. Hãy luôn nói với đứa trẻ bên trong bạn rằng,
“Tôi muốn bạn, và tôi yêu bạn.” Để nó trở thành sự thật đối với bạn. Vũ trụ muốn
bạn ở đây. Và đó là lý do bạn ở đây. Bạn luôn được yêu và sẽ luôn được yêu vình
viễn. Bạn có thể sống hạnh phúc mãi về sau, và do đó nó là.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét